Giới thiệu khoa Tổ chức xây dựng chính quyền
KHOA TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
-Trụ sở làm việc của Khoa: Phòng B302, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – số 36 đường Xuân La – phường Xuân La – quận Tây Hồ - Hà Nội
-Điện thoại: 024.37532864 / Máy lẻ: 124
-Email: khoatcxdcq@gmail.com
Khoa Tổ chức xây dựng chính quyền chụp ảnh lưu niệm với các thầy Ban Giám Hiệu và lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ nhân dịp Lễ Khai giảng năm học 2017 - 2018 |
I. Cơ cấu tổ chức và nhân sự khoa Tổ chức và xây dựng chính quyền
1. Lãnh đạo Khoa
- Q. Trưởng khoa: TS. Nguyễn Tất Đạt
Email: nguyentatdat53@gmail.com
2. Danh sách cán bộ, viên chức của Khoa
1
PGS, TS. Đỗ Ngọc Ninh
Giảng viên
2
PGS, TS. Lê Công Lương
Giảng viên
PGS, TS. Đỗ Ngọc Ninh
Giảng viên
2
PGS, TS. Lê Công Lương
Giảng viên
3
Ths. Ngô Văn Hùng
Ths. Ngô Văn Hùng
Chuyên viên
ngovanhung1611@gmail.com
4
Ths. Nguyễn Thị Yến
Chuyên viên
Chuyên viên
nguyenyen882010@gmail.com
5
Ths. Nguyễn Thế Công
Chuyên viên
thecongajc@gmail.com
II. Giới thiệu Khoa Tổ chức và xây dựng chính quyền
Khoa Tổ chức và xây dựng chính quyền được thành lập theo Quyết định 939/QĐ-ĐHNV ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Vị trí và chức năng
Khoa Tổ chức xây dựng chính quyền là đơn vị thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực xây dựng chính quyền và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập; bố trí và điều hành tiến trình giảng dạy, học tập cho các lớp thuộc Khoa quản lý. Chủ trì, tổ chức quá trình đào tạo ngành học được giao và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
2.2. Đăng ký với Trường nhận nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo các trình độ, các chuyên ngành đào tạo. Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo xây dựng và bảo vệ chương trình mở ngành học mới;
2.3. Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo; quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ của viên chức và người học thuộc Khoa;
2.4. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học theo kế hoạch do Hiệu trưởng giao; xây dựng ngân hàng đề thi; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
2.5. Chủ trì, tìm kiếm đối tác và xây dựng các chương trình liên kết về đào tạo các bậc, hệ đào tạo;
2.6. Tổ chức tuyển sinh, đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc Khoa quản lý theo kế hoạch hàng năm hoặc khi được Hiệu trưởng phê duyệt; Tự chủ về nguồn thu và sử dụng nguồn thu đúng mục đích phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Khoa theo quy định của Trường;
2.7. Phối hợp với Phòng Khảo thí và bảo đảm chất lượng tổ chức biên soạn ngân hàng câu hỏi, đề thi, tham gia chấm thi kết thúc học phần theo quy định. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá điểm bộ phận, lập bảng điểm kiểm tra bộ phận của sinh viên (bao gồm điểm chuyên cần và điểm kiểm tra thường xuyên); quản lý và chuyển giao bảng điểm kiểm tra bộ phận của sinh viên đến các đơn vị liên quan theo quy định của Trường;
2.8. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn và ngắn hạn, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế
2.9. Quản lý viên chức và người học thuộc Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;
2.10. Đề xuất thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự trong Khoa;
2.11. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác trong nước và quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và áp dụng vào đời sống xã hội;
2.12. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức thuộc Khoa;
2.13. Tổ chức đánh giá viên chức và người học trong Khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của Trường;
2.14. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao.
Giới thiệu khoa Tổ chức xây dựng chính quyền
Reviewed by Unknown
on
tháng 11 06, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: